Bình Dương: Nhiều công ty bất động sản bị điều tra, 'quay cuồng' trong nợ nần

 Nguồn: https://thanhnien.vn/binh-duong-nhieu-cong-ty-bat-dong-san-bi-dieu-tra-quay-cuong-trong-no-nan-185231220170540804.htm

Nhận xét

  1. Ngày 20.12, theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Dương, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 vụ án với 11 bị can trong lĩnh vực bất động sản. Còn 3 vụ án với 10 bị can đang được công an điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Phức tạp khiếu kiện đông người
    Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, hiện trên địa bàn có 35 vụ khiếu kiện đông người, phức tạp liên quan đến các dự án bất động sản. Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức 13 buổi đối thoại giữa chủ đầu tư và khách hàng với 871 lượt người tham dự.

    Về nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, tập trung đông người chủ yếu do chủ đầu tư các dự án bất động sản không thực hiện các cam kết với khách hàng về bàn giao nhà, đất, sổ đỏ (do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính không thể tiếp tục dự án, không thực hiện được nghĩa vụ tài chính).

    Chủ đầu tư thay đổi chủ trương đầu tư dự án nên hủy hợp đồng hợp tác góp vốn với khách hàng, pháp lý dự án không đảm bảo; cơ sở hạ tầng không thực hiện đúng thiết kế nên không đủ điều kiện thẩm duyệt ra sổ đất; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật; lách luật để mua bán, huy động vốn...

    Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, hiệu ứng lây lan từ các vụ việc căng băng rôn khiếu kiện; người dân không tìm hiểu, không có kiến thức pháp lý khi đầu tư mua bất động sản; một số người dân dù biết rủi ro khi đầu tư vào các dự án chưa đủ pháp lý nhưng vì lợi nhuận vẫn đầu tư; tâm lý bức xúc của người dân khi bị ảnh hưởng quyền lợi, sợ mất tiền… dẫn đến tình trạng căng băng rôn, tập trung đông người sau đó quay clip, chụp hình đưa lên mạng xã hội nhằm gây sức ép…

    Áp lực nợ nần
    Cùng ngày (20.12), tiếp xúc với PV Thanh Niên, một số giám đốc công ty bất động sản cho biết đang lâm vào tình trạng vô cùng ảm đạm do vừa nợ ngân hàng, nợ khách hàng (do phải hoàn tiền cọc, đặt chỗ), nợ đối tác, người thân, bạn bè.

    Nhiều người từng là giám đốc công ty có gần 500 nhân viên bán hàng, nay chỉ còn vài ba người.

    Một vị giám đốc công ty bất động sản ở TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết hiện phải cầm cố xe ô tô, vay tiền trả lãi ngày để trả lãi tháng (nợ vay phải trả lãi hằng tháng).

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều công ty bất động sản hiện bị các ngân hàng khởi kiện để thu hồi nợ, trong khi tài sản đang được thế chấp đã được bán và bàn giao cho khách hàng, đồng thời khách hàng đã mua đất cũng làm đơn khởi kiện.

    Trong khi vừa bị ngân hàng, khách hàng khởi kiện lại bị chủ các khoản nợ vay ngoài đòi nợ khiến nhiều vị giám đốc phải "quay cuồng", đối phó hoặc tìm nguồn tiền, nguồn đầu tư mới để bù đắp.

    Nhiều vị giám đốc chuyển hướng kinh doanh qua lĩnh vực nhà hàng, quán ăn, cà phê, ăn sáng nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, không có khách dẫn đến thua lỗ, phải đóng cửa nên dẫn đến tình trạng áp lực vì nợ nần ngày càng đè nặng…

    Theo: Thanh Niên

    Trả lờiXóa
  2. Công an tỉnh Bình Dương cho biết trong năm 2023 xảy ra 54 vụ với 1.726 lượt tập trung đông người, căng băng rôn khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực bất động sản, trong đó đã khởi tố 5 vụ với 11 bị can.

    Ngày 20.12, theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Dương, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 vụ án với 11 bị can trong lĩnh vực bất động sản. Còn 3 vụ án với 10 bị can đang được công an điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Phức tạp khiếu kiện đông người
    Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, hiện trên địa bàn có 35 vụ khiếu kiện đông người, phức tạp liên quan đến các dự án bất động sản. Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức 13 buổi đối thoại giữa chủ đầu tư và khách hàng với 871 lượt người tham dự.

    Về nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, tập trung đông người chủ yếu do chủ đầu tư các dự án bất động sản không thực hiện các cam kết với khách hàng về bàn giao nhà, đất, sổ đỏ (do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính không thể tiếp tục dự án, không thực hiện được nghĩa vụ tài chính).

    Chủ đầu tư thay đổi chủ trương đầu tư dự án nên hủy hợp đồng hợp tác góp vốn với khách hàng, pháp lý dự án không đảm bảo; cơ sở hạ tầng không thực hiện đúng thiết kế nên không đủ điều kiện thẩm duyệt ra sổ đất; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật; lách luật để mua bán, huy động vốn...

    Cũng theo Công an tỉnh Bình Dương, hiệu ứng lây lan từ các vụ việc căng băng rôn khiếu kiện; người dân không tìm hiểu, không có kiến thức pháp lý khi đầu tư mua bất động sản; một số người dân dù biết rủi ro khi đầu tư vào các dự án chưa đủ pháp lý nhưng vì lợi nhuận vẫn đầu tư; tâm lý bức xúc của người dân khi bị ảnh hưởng quyền lợi, sợ mất tiền… dẫn đến tình trạng căng băng rôn, tập trung đông người sau đó quay clip, chụp hình đưa lên mạng xã hội nhằm gây sức ép…

    Áp lực nợ nần
    Cùng ngày (20.12), tiếp xúc với PV Thanh Niên, một số giám đốc công ty bất động sản cho biết đang lâm vào tình trạng vô cùng ảm đạm do vừa nợ ngân hàng, nợ khách hàng (do phải hoàn tiền cọc, đặt chỗ), nợ đối tác, người thân, bạn bè.

    Nhiều người từng là giám đốc công ty có gần 500 nhân viên bán hàng, nay chỉ còn vài ba người.

    Một vị giám đốc công ty bất động sản ở TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết hiện phải cầm cố xe ô tô, vay tiền trả lãi ngày để trả lãi tháng (nợ vay phải trả lãi hằng tháng).

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều công ty bất động sản hiện bị các ngân hàng khởi kiện để thu hồi nợ, trong khi tài sản đang được thế chấp đã được bán và bàn giao cho khách hàng, đồng thời khách hàng đã mua đất cũng làm đơn khởi kiện.

    Trong khi vừa bị ngân hàng, khách hàng khởi kiện lại bị chủ các khoản nợ vay ngoài đòi nợ khiến nhiều vị giám đốc phải "quay cuồng", đối phó hoặc tìm nguồn tiền, nguồn đầu tư mới để bù đắp.

    Nhiều vị giám đốc chuyển hướng kinh doanh qua lĩnh vực nhà hàng, quán ăn, cà phê, ăn sáng nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, không có khách dẫn đến thua lỗ, phải đóng cửa nên dẫn đến tình trạng áp lực vì nợ nần ngày càng đè nặng…

    Theo: Thanh Niên

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

XEM THÊM ⬇