Bình Dương ghi nhận đỉnh triều cường cao lịch sử
Mực nước triều cường tiếp tục tăng, đạt đỉnh 1,8m, trở thành đỉnh triều cao nhất từng được ghi nhận tại tỉnh Bình Dương. Mưa lớn kết hợp triều cường tối 17/10 gây ngập khu dân cư tại Khu phố 4, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN phát Nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/binh-duong-ghi-nhan-dinh-trieu-cuong-cao-lich-su-20241018230434477.htm
Bình Dương hiện đang là một trong số các địa phương ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao, trong khi ca mắc COVID-19 cũng đang có xu hướng tăng nhẹ. Bình Dương vừa có văn bản chỉ đạo ứng phó các loại dịch bệnh tránh nguy cơ dịch chồng dịch.
ReplyDeleteNgày 23/7, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản chỉ đạo do ông Nguyễn Lộc Hà – Phó chủ tịch tỉnh ký về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện tốt khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Công văn cũng đề nghị các ngành chức năng, địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng, giao chỉ tiêu tiêm chủng tới tận cấp huyện, cấp xã; thực hiện "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu phát huy tính chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, chiến sỹ, quân nhân, công nhân viên chức, người lao động trong việc tiêm vắc xin. Tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục vận động người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn.
Đối với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, công văn đề nghị phải huy động các ban, ngành, đoàn thể; đặc biệt lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản và cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, khu vực có ổ dịch cũ.
Đồng thời, triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; vận động toàn thể người dân cùng tham gia.
Song song đó, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur thực hiện lấy mẫu giải trình tự gen các trường hợp có biểu hiện bất thường để phát hiện sớm các biến thể mới nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2.
Theo: Tiền Phong