Bình Dương thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, nhiều trẻ dưới 15 tuổi chuyển nặng

https://tuoitre.vn/binh-duong-them-2-ca-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-nhieu-tre-duoi-15-tuoi-chuyen-nang-20220714141707293.htm

Nhận xét

  1. Đến ngày 14-7, Bình Dương ghi nhận thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết (ở thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bắc Tân Uyên), nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh lên 10 ca, tính từ đầu năm 2022 đến nay.

    Theo ngành y tế tỉnh Bình Dương, tình hình dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc, số ca nặng và tử vong tăng cao. Tính đến tuần thứ 27, toàn tỉnh ghi nhận 7.282 ca mắc, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2021.

    Địa phương có số ca mắc cao là thị xã Tân Uyên 1.402 ca, thành phố Dĩ An 1.269 ca, thành phố Thuận An 1.089 ca, thành phố Thủ Dầu Một 989 ca... Tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 252 ca, chiếm 3,46%; tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 15 tuổi, chiếm 61% trên tổng số ca mắc nặng.

    Từ thực tế một ca bệnh tử vong do sốt xuất huyết Dengue, qua kết quả điều tra côn trùng, lăng quăng (bọ gậy) tại nhà người bệnh cho thấy chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng rất cao (BI=74), cao gấp 3 lần so với mức cho phép.

    Theo phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương Trần Văn Chung, một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh sốt xuất huyết là ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng… Đây là nguồn truyền bệnh quan trọng ngay tại hộ dân. Một bộ phận người dân do tâm lý chủ quan tự điều trị tại nhà nên dẫn đến biến chứng nhanh và tử vong.

    Về phía chuyên môn, dịch bệnh sốt xuất huyết có chu kỳ, từ 3-4 năm sẽ có một đợt sốt xuất huyết cao. Cùng với đó, mùa mưa năm nay vừa đúng chu kỳ phát triển bệnh kèm theo những ca bệnh sốt xuất huyết nặng. Nhiều người dân chủ quan nghĩ là sốt vì COVID-19 khi test âm tính nên tự điều trị ở nhà, đến khi đưa đi bệnh viện thì đã quá nặng và tử vong.

    Bác sĩ Huỳnh Minh Chín - phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương - cho biết hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin để phòng bệnh. Khó khăn lớn nhất của ngành y tế Bình Dương là thiếu lực lượng y tế cơ sở khi triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết.

    Sau cao điểm dịch COVID-19, nhiều nhân viên y tế cơ sở nghỉ việc đã gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết tại cộng đồng. Kinh phí cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết còn rất hạn chế nên việc triển khai hoạt động phòng, chống dịch chủ động gặp nhiều khó khăn.

    Công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho thấy nếu phát hiện sớm ổ bệnh và xử lý triệt để ngay từ đầu, kết hợp đồng bộ với các hoạt động chủ động khác như phun hóa chất diện rộng tại các điểm nguy cơ cao, củng cố và duy trì mạng lưới cộng tác viên tới từng nhà để tuyên truyền và phối hợp điều tra thì số ca bệnh giảm đáng kể.

    Các hoạt động này cần thực hiện sớm mới phát huy hiệu quả cao. Hiện tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, Sở Y tế Bình Dương thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống sốt xuất huyết, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch bệnh…

    Theo: Tuổi Trẻ

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

XEM THÊM 🔽

Bình Dương ghi nhận đỉnh triều cường cao lịch sử

Hé lộ thông tin về thi thể người không nguyên vẹn trong quán karaoke bị cháy ở Bình Dương

Bình Dương tuyển dụng 30.000 lao động, chủ yếu không đòi hỏi bằng cấp

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho 10 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bão